X

KANTAR – TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH (FMCG) VIỆT NAM NĂM 2024 – CƠ HỘI NÀO ĐANG ĐÓN CHỜ THƯƠNG HIỆU?

Năm 2023, người tiêu dùng Việt Nam thích ứng với tình hình giá cả hàng hóa tăng cao bằng nhiều chiến lược mua sắm linh hoạt để cân bằng giữa tiết kiệm và đáp ứng nhu cầu gia đình, dẫn đến sự chênh lệch cao trong lượng tiêu thụ giữa các mặt hàng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng hơn bao giờ hết của nhận thức về giá trị sản phẩm, bằng xu hướng người tiêu dùng ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu nhưng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm mang lại giá trị gia tăng. 

Sự “thắt chặt” hầu bao của người tiêu dùng dẫn đến sự giảm sút về số lượng hàng bán ra ở ngành hàng tiêu dùng nhanh vào cuối năm 2023 cho thấy các thương hiệu cần hành động để thích ứng với cả biến động ngắn hạn và dài hạn.

 

Trong năm 2024, thị trường FMCG Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách tích cực. Báo cáo của Kantar đã cho thấy sự phức tạp trong hành vi người tiêu dùng mà các thương hiệu cần nắm bắt để giữ chân khách hàng và trang bị cho các thương hiệu những xu hướng cũng như các cơ hội cho ngành FMCG để doanh nghiệp làm chủ bối cảnh này.

 

1. Các xu hướng vĩ mô:

Các xu hướng vĩ mô như triển vọng kinh tế tích cực và thay đổi nhân khẩu học đang định hình những cơ hội mới cho ngành FMCG trong năm 2024:

1.1. Triển vọng kinh tế: Nhìn chung, triển vọng kinh tế cho năm 2024 đang có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, sự gia tăng trong giá cả đã và sẽ tiếp tục gây nên tác động lớn đến chiến lược chi tiêu của người mua sắm thông minh trong thời đại công nghệ. Giá trị của sản phẩm vẫn sẽ là động lực mua hàng chính, là yếu tố quyết định khi người tiêu dùng đưa ra quyết định chi trả.

1.2. Chuyển đổi nhân khẩu học: Cơ cấu dân số đang già hóa, tập trung nhiều ở các đô thị với quy mô hộ gia đình ngày càng nhỏ hơn.

Sự thay đổi này mang lại tiềm năng phát triển to lớn cho các doanh nghiệp FMCG khi nhu cầu về sự đa dạng sản phẩm tăng cao ở các nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khi thu nhập hộ gia đình tăng lên, quy mô nhỏ lại, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng sẽ ngày càng sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu và sở thích cá nhân, và khả năng chi trả không còn là động lực mua hàng duy nhất. 

1.3. Xu hướng tiêu dùng: Giá cả hàng hóa gia tăng đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng tiêu dùng nhanh tại nhà chậm lại, ngay cả khi mức chi tiêu trung bình vẫn tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, các thương hiệu cần có những chiến lược tối ưu và linh hoạt, từ giải mã hành vi mua sắm đến xây dựng chiến lược đa kênh hiệu quả.


2. Cơ hội nào cho doanh nghiệp FMCG?

Với những nỗ lực trên, thị trường FMCG Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 thông qua 4 con đường tăng trưởng mới:

2.1. Giải mã các động lực thay đổi: Theo dữ liệu của Kantar, hơn một nửa số thương hiệu FMCG đã phải vật lộn để theo kịp sự cạnh tranh vào năm 2023. Đặc biệt, ở các danh mục đang phát triển, đã có tới khoảng 1/3 số thương hiệu bắt đầu bị tụt lại phía sau.

Khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên sân chơi FMCG, nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp là phải xác định được các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng riêng biệt của mình để có thể vượt qua đối thủ.

2.2. Làm chủ môi trường đa kênh (Omnichannel): Trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng là bước đầu tiên. Thử thách tiếp theo nằm ở việc làm cho sản phẩm của bạn được nhìn thấy ở những nơi mà người mua sắm thường xuyên lui tới và thật nổi bật để thu hút sự lựa chọn.

Khi các lựa chọn và sở thích về kênh thay đổi, việc hiểu được “mục tiêu mua hàng” – lý do đằng sau việc người mua chọn mua hàng ở từng kênh – trở nên quan trọng để chiến thắng tại thời điểm khách hàng quyết định mua hàng.

Bằng cách làm rõ mục tiêu mua hàng cho từng kênh/nhà bán lẻ và điều chỉnh chiến lược phù hợp, các thương hiệu có thể đảm bảo sản phẩm của họ không chỉ được nhìn thấy mà còn được chọn ở đúng nơi, vào đúng thời điểm.

2.3. Xây dựng danh mục sản phẩm then chốt lấy khách hàng làm mục tiêu: Không phải mọi danh mục sản phẩm đều tạo ra giá trị như nhau. Vì thế, để đạt được mức tăng trưởng bền vững và lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần phải ưu tiên các SKU then chốt—những SKU có doanh số cao hoặc đặc biệt không chỉ đáp ứng nhu cầu của người mua hàng mà còn có tiềm năng thúc đẩy việc mở rộng toàn bộ danh mục sản phẩm. 

2.4. Tối ưu hóa khuyến mãi – Chất lượng hơn số lượng: Trong một môi trường quan tâm đến giá trị, việc chỉ đơn thuần đưa ra các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn không phải lúc nào cũng có lợi cho sự phát triển của thương hiệu. 

Việc đánh giá lại hiệu quả của từng loại khuyến mãi sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được kết quả mà chúng mang lại không chỉ cho sự phát triển của doanh nghiệp về doanh số mà còn cho cả sự trung thành của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể phân bổ ngân sách hợp lý cũng như điều chỉnh chiến lược giúp tối ưu hóa hiệu quả.

 

3. Trang bị cho mình công cụ để thành công tại thị trường FMCG Việt Nam

Vậy “bí kíp” để doanh nghiệp FMCG lọt vào mắt xanh của người tiêu dùng là gì? Điều này phụ thuộc vào chiến lược kép nhằm thu hút sự chú ý trong tâm trí người mua hàng và tại điểm bán hàng của doanh nghiệp. Cách tiếp cận nhiều mặt này không chỉ tạo được độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, gây được niềm tin với người tiêu dùng, mà còn đảm bảo khách hàng có một trải nghiệm mua hàng tốt trong giai đoạn đưa ra quyết định mua hàng.

 

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, người dùng đang ngày càng đưa ra những lựa chọn mua hàng sáng suốt và phức tạp hơn. Vì thế, để chiến thắng trên thị trường khắc nghiệt này, sản phẩm của nhãn hàng không chỉ cần được đảm bảo “được nhìn thấy”, luôn hiện diện mà còn phải được đặt ở đúng nơi, đúng thời điểm

 

Giải pháp quản lý đơn hàng đa kênh OMS sẽ giúp bạn làm được điều đó. Với đặc thù là một công cụ chuyên biệt trong các công việc quản lý phân phối, bán hàng:

  • Hỗ trợ triển khai kế hoạch bao phủ, lịch thăm viếng, phân chia địa bàn làm việc, chỉ tiêu, doanh số cho nhân viên bán hàng
  • Kiểm soát độ phủ của nhãn hàng cũng như thông tin các đối thủ cạnh tranh để phân bổ hàng hóa chính xác và kịp thời
  • Quản lý đơn hàng, tiến độ giao hàng, doanh số bán hàng ở từng cửa hàng
  • Quản lý thông tin sản phẩm và ngân sách, số lượng của chương trình khuyến mãi , chương trình tích lũy/ trưng bày, giúp đánh giá hiệu suất của từng chương trình
  • Thực hiện lên đơn hàng, làm khảo sát lấy ý kiến khách hàng theo chương trình tại điểm bán, là công vụ kết nối giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – điểm bán lẻ đến khách hàng

Thiết kế lấy khách hàng làm trung tâm với khả năng tùy biến linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi thường xuyên của tổ chức kinh doanh và xu hướng thị trường. OMS sẽ là đối tác công nghệ, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trên hành trình giải mã mục đích của người mua hàng cho từng kênh/cửa hàng bán lẻ để sản phẩm không chỉ luôn hiện diện, mà còn được đặt ở đúng nơi, đúng thời điểm.

 

Xem đầy đủ báo cáo tại đây : https://kantar.turtl.co/story/vietnam-fmcg-outlook-2024/page/1 

Linh Nguyen Ngoc Truc: