- 17-05-2017
- Danh mục: Góc Báo Chí
Nền kinh tế năng động và dân số trẻ đã tiếp bước cho sự phát triển của thị trường bia rượu tại Việt Nam. Dựa theo thống kê, ngành này có mức tăng trưởng theo chiều thẳng đứng với tỷ lệ 2 con số, và lượng tiêu thụ đồ uống chứa cồn của người Việt hiện xếp thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á.
Thách thức về quản lý phân phối, bán hàng trong thị trường rượu
Khác với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như bánh kẹo, nước giải khát hoặc sản phẩm chăm sóc gia đình, rượu là một “xa xỉ phẩm” bị siết chặt đáng kể về khâu quảng cáo. Ngoài ra, tình trạng rượu không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan, cộng với sự xuất hiện của các thương hiệu nhập khẩu đã góp phần định hình chiến lược kinh doanh mới của các đơn vị sản xuất rượu.
Theo đó, vấn đề quản lý phân phối và bán hàng đang rất được doanh nghiệp rượu quan tâm. Chính vì hạn chế trong quá trình truyền thông đại chúng, mấu chốt để công ty duy trì độ phủ và sức cạnh tranh nằm ở khả năng đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi, với hình thức trưng bày thật bắt mắt và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Ngành rượu đặt ra nhiều thách thức trong quản lý kênh phân phối, bán hàng cho doanh nghiệp.Nguồn: Internet
Điều này đòi hỏi sự đầu tư xây dựng kênh phân phối trên toàn quốc với các đại lý và điểm bán bao phủ rộng khắp. Đặc biệt, không thể xem nhẹ việc giám sát đội ngũ kinh doanh – những người trực tiếp viếng thăm thị trường (nhà hàng, quán ăn, tiệm tạp hóa, cửa hàng rượu), chào bán sản phẩm và ghi nhận hành vi mua sắm, thông tin đối thủ, rủi ro rượu giả, rượu “nhái” gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng… Hệ thống quản trị cũng cần duy trì tính bảo mật và có thể xử lý số đơn hàng khổng lồ, do hoạt động kinh doanh rượu thường manh tính “thời vụ” và mùa cao điểm chủ yếu rơi vào dịp lễ, Tết.
Tuy nhiên, như các lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ, hiệu quả quản lý phân phối và bán hàng ngành rượu vẫn chưa đáp ứng mong đợi. Nổi bật là công tác quản lý bán hàng khá thủ công, nặng về giấy tờ, có nhiều thời gian “chết” trong giao tiếp, chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhân viên kinh doanh, khiến công ty chậm ứng biến trước tình hình thị trường. Hơn nữa, bài toán giám sát bán hàng và đảm bảo dữ liệu trung thực còn nan giải: không ít trường hợp nhân viên cố ý bán “phá vùng” nhằm đạt chỉ tiêu, hoặc nhà phân phối “xào nấu” dữ liệu để làm hài lòng nhà sản xuất.
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng là một trong các vấn đề trọng tâm đối với lãnh đạo doanh nghiệp. Nguồn: DMSpro
Quản lý kênh phân phối cho doanh nghiệp rượu: “Lựa gió để phất cờ”
Một tín hiệu đáng mừng đối với thị trường nói chung và doanh nghiệp rượu nói riêng là hiện nay, sự phát triển của công nghệ dần tạo cơ hội cho nhà sản xuất nâng cao hiệu quả quản lý phân phối – bán hàng, mà không tốn nhiều chi phí đầu tư vào hạ tầng và nhân sự.
Mặc dù tương đối mới mẻ ở Việt Nam, giải pháp quản trị hệ thống phân phối và bán hàng DMS (Distribution Management System) nhanh chóng thuyết phục các nhà sản xuất, phân phối quy mô lớn nhờ ưu điểm gọn nhẹ, dễ dàng triển khai/sử dụng và toàn bộ dữ liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng được quản lý đồng nhất theo thời gian thực (real-time data), giúp doanh nghiệp đạt quyền kiểm soát tối đa, cắt giảm chi phí cũng như gia tăng lợi nhuận.
Ngày 8/5/2017 vừa qua, Công ty Cổ phần DMSpro và Công ty Cổ phần Hương Vang (Arowines) đã long trọng tổ chức Lễ khởi động Dự án DMS – Men’ Vodka ở Hà Nội. Đây là lần đầu tiên DMSpro – đơn vị tiên phong giới thiệu giải pháp quản lý phân phối và bán hàng (DMS) trên nền tảng điện toán đám mây tại Việt Nam, ký kết hợp tác với một doanh nghiệp sản xuất rượu thuộc Top 3 của ngành.
Các thành viên DMSpro trong buổi họp dự án DMS – Men’ Vodka. Nguồn: DMSpro
Theo thỏa thuận, DMSpro sẽ tư vấn và triển khai, vận hành giải pháp DMS cho Arowines, bao gồm hệ thống Core DMS dựa trên chuẩn ERP quốc tế và các tính năng được bổ sung, tùy chỉnh phù hợp với thực tiễn ngành rượu như: Tự động hóa bán hàng (SFA), Giám sát bán hàng trên bản đồ số (eRoute), Quản lý trực quan trưng bày hàng hóa (Visibility) và Quản lý lịch làm việc (eCalendar). Các tính năng này hỗ trợ Arowines tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa trụ sở chính – nhà phân phối – nhân viên kinh doanh, cải tiến chất lượng hoạt động bán hàng của nhân viên, giảm tải thao tác thủ công, và thu thập thông tin thị trường theo thời gian thực cho ban lãnh đạo ra quyết định phù hợp.
Dự án DMS – Men’ Vodka đã mở ra bước ngoặt trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý phân phối, bán hàng của ngành rượu Việt Nam. Trước sức ép cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp nào biết “chớp lấy” điều kiện thuận lợi không chỉ giải quyết được mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, mà còn tạo tiền đề phát triển bền vững trong tương lai. “Lựa gió để phất cờ” là phương châm không bao giờ “lỗi mốt”, và giải pháp DMS chắc chắn sẽ tiếp tục đồng hành với nhiều doanh nghiệp để cùng viết nên câu chuyện thành công của họ.