Thị trường FMCG nửa đầu năm 2021: Duy trì tăng trưởng tốt hơn trước đại dịch – DMSpro Co., LTD | Sales and Distribution Management Solution

Thị trường FMCG nửa đầu năm 2021: Duy trì tăng trưởng tốt hơn trước đại dịch

  • Danh mục: DMSpro Cập Nhật

Việt Nam đang phải đối đầu với làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư với biến chủng mới, đặc tính lây lan cao và nguy hiểm hơn. Điều này đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế thị trường, đặc biệt là bức tranh ngành FMCG nói riêng và toàn ngành bán lẻ nói chung. Hãy cùng DMSpro có cái nhìn đa chiều hơn bằng việc điểm qua một số thông tin nổi bật nhé!

Một số chỉ số kinh tế chính:

*Theo báo cáo Thị trường FMCG, tháng 6/2021 – Kantar

Theo số liệu báo cáo của Kantar, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng ghi nhận sự phục hồi tích cực, đi kèm với đó chỉ số giá tiêu dùng được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài vẫn chịu tác động của đại dịch.

Trước làn sóng dịch mới diễn ra từ tháng 5 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức trong nửa cuối năm 2021.

*Theo báo cáo Thị trường FMCG, tháng 6/2021 – Kantar

Bức tranh FMCG

Thị trường FMCG tính tới hiện tại đang quay trở lại đà tăng trưởng trước COVID-19 cả về giá trị và khối lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, người tiêu dùng đang có xu hướng giảm chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh so với cùng kỳ năm ngoái – cùng thời điểm chịu tác động của đại dịch, nhưng sức mua vẫn cao hơn 2 năm trước đó, với mức tăng hơn 10%.

*Theo báo cáo Thị trường FMCG, tháng 6/2021 – Kantar

Nhìn chung, ở khu vực 4 thành phố lớn đang có mức tiêu thụ giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Ở vùng nông, sức mua tăng trưởng nhẹ ở một số ngành thiết yếu.

Xét về ngành hàng, chi tiêu mua sắm đang giảm mạnh ở ngành sữa và thực phẩm đóng gói so với cùng kỳ năm trước. Ngành thức uống ghi nhận mức tăng trưởng dương trở lại ở khu vực thành thị 4 TP chính nhưng vẫn “dậm chân” tại khu vực nông thôn. Chăm sóc cá nhân là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng qua 2 năm, đặc biệt tại vùng nông thôn.

*Theo báo cáo Thị trường FMCG, tháng 6/2021 của Kantar

Thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Tần suất mua hàng tại các kênh truyền thống đang có sự sụt giảm. Tuy vậy, xu hướng chi tiêu nhiều hơn trong mỗi lần mua sắm biểu hiện rõ rệt ở cả khu vực thành thị và nông thôn

Tần suất mua hàng và chi tiêu trên đơn hàng khu vực thành thị – Kantar
Tần suất mua hàng và chi tiêu trên đơn hàng khu vực nông thôn – Kantar

Với tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp và kéo dài như hiện nay, chi tiêu cho FMCG dự kiến sẽ tăng trở lại trong những tuần tới nhưng có thể sẽ không đạt mức “đột biến” như năm ngoái. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và thay đổi cục diện, thậm chí thiết lập những hành vi tiêu dùng mới.

DEMO MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI TẠI DOANH NGHIỆP