Phần Mềm DMS: “Bệ Phóng” Cho Nhà Quản Lý Kênh Phân Phối Bán Hàng 4.0 – DMSpro Co., LTD | Sales and Distribution Management Solution

Phần Mềm DMS: “Bệ Phóng” Cho Nhà Quản Lý Kênh Phân Phối Bán Hàng 4.0

  • Danh mục: Góc Báo Chí

Nếu sản xuất cơ khí bằng năng lượng hơi nước đánh dấu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Industry 1.0), Industry 2.0 tiếp bước với dây chuyền sản xuất hàng loạt nhờ vào điện năng, Industry 3.0 mang đến “phép màu” khi sản xuất được tự động hóa bởi điện tử và CNTT thì những năm gần đây, Industry 4.0 lại “làm mưa làm gió” trên toàn thế giới. Vậy ứng dụng thực tiễn của 4.0 là gì? Các mô hình quản lý thông minh trên nền tảng 4.0 nói chung, và công nghệ phần mềm DMS (Distribution Management System) nói riêng đang “thay da đổi thịt” cách chúng ta vận hành sản xuất kinh doanh ra sao? Hãy cùng DMSpro tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

bieu-do-xu-huong-phat-trien-cong-nghiep-4Bốn cuộc cách mạng đã thay đổi diện mạo nền công nghiệp thế giới. Nguồn: DMSpro

Tác động mạnh mẽ của 4.0 trên toàn cầu

Xuất hiện lần đầu vào năm 2013, Industry 4.0 hay Công nghiệp 4.0 được xem là một tất yếu khách quan của kỷ nguyên số, bởi các thành tựu công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây (Cloud Computing), thiết bị di động (Mobile Devices), cảm biến (Sensors), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối Internet (IoT)… đã và đang tạo ra tiền lệ chưa từng có trong việc “số hóa” toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, loại bỏ các thao tác thủ công mang tính chất lặp lại, hạn chế sự can thiệp của con người mà vẫn cho kết quả đầu ra nhanh gọn, có độ chính xác cao.

Các chuyên gia nhận định 4.0 dường như đã bứt phá mọi giới hạn vật lý – sinh học – CNTT truyền thống. Giờ đây tất cả thông tin đều có thể “điện toán hóa”, mọi hệ thống riêng rẽ dễ dàng tích hợp, các thiết bị “giao tiếp” được với nhau và tự động xử lý khối lượng dữ liệu “khổng lồ” thông qua chương trình/phần mềm cài đặt sẵn. Đó là nền tảng rất thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành công nghệ hóa quy trình sản xuất, cải tiến tính năng sản phẩm, áp dụng mô hình quản lý phân phối thông minh nhằm tiết kiệm chi phí, giảm lỗi, tối ưu hóa hiệu năng và gia tăng lợi nhuận.

Mặt khác, khi 4.0 bắt đầu thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh đến “chóng mặt”, những doanh nghiệp chậm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẽ dễ tụt hậu trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ứng dụng CNTT chiếm tỷ trọng cao trong các tác nhân kích thích tăng trưởng kinh tế của cộng đồng quốc gia APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) so với bình quân toàn cầu, và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Nhiều phân tích cũng cho thấy 4.0 không còn giới hạn ở phạm vi Mỹ, Đức, châu Âu… mà nó đã lan sang khu vực châu Á với tốc độ “phi mã”. Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc.

Doanh nghiệp Việt và hành trang “bắt sóng” 4.0

Đánh giá tầm quan trọng của 4.0 đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng đề án nâng cấp hạ tầng CNTT và khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

phan-mem-dms-cong-nghe-hoaCách mạng 4.0 mở ra nhiều mô hình quản lý thông minh cho doanh nghiệp. Nguồn: DMSpro

Cơ hội dành cho Việt Nam là chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận 4.0 bằng cách học hỏi, chuyển giao nền tảng công nghệ số để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quản lý đa dạng. Chẳng hạn, vừa qua công ty OneNet đã bước đầu khai thác điện toán biết nhận thức (Cognitive Computing) của hãng IBM (Mỹ) cho phần mềm quản lý bệnh viện có khả năng phân tích một lượng lớn tài liệu y khoa vô cùng chóng vánh, từ đó chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị.

Nông nghiệp 4.0 được khởi xướng bởi một số tập đoàn như TH Group, khi TH True Milk tiến hành gắn chip điện tử (AfiTag) nhằm theo dõi sản lượng sữa và tình hình sức khỏe đàn bò trên máy tính, thay vì phải dùng mắt thường quan sát hàng chục ngàn con. Hoặc mô hình đào tạo trực tuyến đại chúng MOOCs (Massive Open Online Courses) kết hợp công cụ Google Glass của startup Việt – Topica Edtech Group cho phép hàng trăm học viên tại Hà Nội trải nghiệm bài diễn văn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tương tác với giảng viên và người đi đường ngay phía trước cửa Nhà Trắng.

Công nghệ DMS trên nền 4.0: “Cánh tay mặt” của nhà sản xuất & phân phối

Ngành sản xuất được xem là mũi nhọn kinh tế của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các nhà sản xuất và phân phối thường gặp thách thức trong việc quản lý kênh phân phối hiệu quả, quản lý công tác bán hàng, cải thiện năng suất đội ngũ sales, thực thi và đánh giá các chương trình trưng bày, khuyến mãi, POSM… tại điểm bán. Họ lãng phí không ít thời gian lẫn nguồn lực, “vùi” trong mớ báo cáo thủ công vừa chậm trễ, vừa thiếu chính xác nên khó đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và kịp thời.

Tín hiệu khả quan là với phần mềm DMS (Distribution Management System) trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud DMS). Các doanh nghiệp sản xuất – phân phối thời 4.0 đã có cơ hội đạt quyền kiểm soát 100% dữ liệu trong chuỗi cung ứng. Qua ứng dụng DMS thông minh trên thiết bị di động, toàn bộ quy trình bán hàng được tự động hóa, giúp lực lượng sales loại bỏ thao tác thủ công, giảm sai sót và chia sẻ dữ liệu kinh doanh tức thời về trụ sở. Chỉ cần ngồi ở văn phòng, cấp lãnh đạo vẫn nắm bắt trực quan thị trường 24/7 bởi doanh số từng mặt hàng, ngành hàng, tồn kho, độ phủ, thông tin đối thủ cạnh tranh, hiệu quả trade marketing, trưng bày, khuyến mãi… đều được “số hóa” và gửi về hệ thống theo thời gian thực (real-time).

tien-ich-core-dms-trong-quan-ly-phan-phoi-dmsproPhần mềm quản lý kênh phân phối bán hàng DMS trên nền tảng 4.0. Nguồn: DMSpro

Lựa chọn phần mềm DMS của DMSpro, đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp DMS trên điện toán đám mây (Cloud DMS) tại Việt Nam, tập đoàn Tân Hiệp Phát đã triển khai đến hơn 230 nhà phân phối và 1.600 đại diện kinh doanh chỉ trong vòng 4 tháng, và hệ thống DMS xử lý hơn 54.000 giao dịch/ngày. Một nhà phân phối lớn của tập đoàn P&G cho biết họ tăng doanh thu 20% nhờ vào DMS. Ngoài ra, ngay trong tháng thứ 2 sử dụng DMS, các nhân viên sales thuộc nhà phân phối của công ty sữa Mộc Châu đều đạt doanh số 100%, đặc biệt có nhân viên đạt đến 123%.

Có thể nói, DMS tích hợp công nghệ điện toán đám mây – một trong những thành tựu nổi bật của 4.0 ngày càng trở thành “trợ thủ đắc lực” cho các nhà sản xuất và phân phối tại Việt Nam.

Lời kết

Bên cạnh lợi ích tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh, 4.0 cũng đặt ra một số thử thách như các doanh nghiệp nội địa phải liên tục nắm bắt xu hướng công nghệ mới, hoặc chất lượng nguồn nhân lực cần được cải thiện nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao. Do đó, muốn vững tin đón đầu 4.0, các nhà quản lý cần “dũng cảm” thay đổi để thích nghi, đồng thời sớm bắt tay hoạch định chiến lược CNTT ngắn và dài hạn, trong đó nhất định không thể bỏ qua yếu tố con người. Nên nhớ rằng 4.0 nói chung hay phần mềm DMS nói riêng chỉ là một công cụ; mấu chốt quyết định thành bại của mỗi doanh nghiệp là cách họ khai thác công cụ này một cách sáng suốt, phù hợp nhất với mục tiêu và thực tiễn doanh nghiệp mình.

DEMO MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI TẠI DOANH NGHIỆP