BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH FMCG Q2 2022: CHI TIÊU HÀNG TIÊU DÙNG NHANH TRONG NƯỚC TĂNG NHƯNG KHỐI LƯỢNG MUA VẪN ĐANG Ở MỨC THẤP – DMSpro Co., LTD | Sales and Distribution Management Solution

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH FMCG Q2 2022: CHI TIÊU HÀNG TIÊU DÙNG NHANH TRONG NƯỚC TĂNG NHƯNG KHỐI LƯỢNG MUA VẪN ĐANG Ở MỨC THẤP

  • Danh mục: Quản Trị Doanh Nghiệp

Báo cáo FMCG Monitor Q2/2022 của Kantar cho thấy được bức tranh tổng quan tình hình chung của ngành FMCG và các xu hướng tiêu dùng mới của người tiêu dùng trong vòng 3 tháng (tháng 4,5 và 6/2022)

TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ

Trong Q2 năm 2022, GDP trong nước tăng mạnh với ghi nhận với hơn 7,72% tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, đây là con số cao nhất so với các Q2 trong 10 năm qua. Ngoài ra, chỉ số CPI cũng đa vượt mốc 2% và chạm mốc 3%

Đây làm một tín hiệu vô cùng tích cực đối với nền kinh tế trong bối cảnh giá xăng dầu bất ổn do anh hưởng của chiến tranh Nga- Ukraine cùng với tình trạng lạm phát toàn cầu.tổng quan nền kinh tế

QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Với sự nới lỏng của các chính sách phòng ngừa dịch Covid-19,niềm tin tưởng của người tiêu dùng Việt Nam về triển vọng kinh tế đang có những tín hiệu vô cùng tích cực. Ngoài ra, sức mua cũng đã có những tín hiệu lạc quan và có những tiến triển vượt bậc so với trước đại dịch trong Q2 được thể hiện ở 2 biểu đồ dưới đây:

quan điểm người tiêu dungf

CÁC MỐI QUAN NGẠI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chi phí sinh hoạt là những mối quan ngại của người tiêu dùng từ đầu năm 2022, khi mà giá dầu khí tăng cao đã kéo theo đó là chi phí của thực phẩm cũng tăng mạnh.

Giá xăng dầu là mối lo ngại lớn nhất của người tiêu dùng khi cuộc khảo sát các hộ gia đình ở 4 thành phố trọng điểm (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ).

lo lắng của người tiêu dùng

LẠM PHÁT

Tỉ lệ lạm phát trung bình đang nằm ở mức cao trong những năm gần đây và duy trì trong khoảng 7%, điều này khiến người mua cân nhắc nhiều hơn về giá do đó có sự giảm sức mua các mặt hàng FMCG.

Lạm phát

BỨC TRANH TỔNG QUAN FMCG

Chi tiêu cho gia đình của ngành FMCG tăng tại Q2/2022 phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng giá của các sản phẩm trong khi đó khối lượng mua của người tiêu dùng vẫn đang duy trì ở mức thấp

tổng quản FMCG

HIỆU SUẤT NGÀNH

TẠI KHU VỰC 4 THÀNH PHỐ LỚN (HÀ NỘI, TPHCM, ĐÀ NẴNG, CẦN THƠ)

Sau khi được hưởng lợi rất lớn trong thời kì Covid-19 nói chung và làn sóng thứ 4 nói riêng, ngành sữa và thực phẩm đóng hộp đã phải đối mặt với sự sụt giảm số lượng mua trong Q2 năm 2022, khi mà trạng thái bình thường mới đã dần trở nên quen thuộc. Và giống như tại Q1, hầu hết tất cả các ngành FMCG ở Q2 đang tiếp tục tăng trưởng phụ thuộc chủ yếu vào tăng giá bán trung bình của sản phẩm.

Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình và nước giải khát là ba ngành tỏa sáng ở Q2 này khi đạt được sự tăng trưởng ở cả số lượng và tăng giá thành trung bình.

tông quan ngành hàng in 4 urban 4 key cities

TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN

Ngành sữa và chăm sóc gia đình tỏa sáng rực rỡ ở khu vực nông thôn, thúc đẩy hoạt động hàng tiêu dùng nhanh, trong khi các ngành khác lại trì trệ.

Và có thể dễ dàng nhận ra tình trạng tương tự tại 4 thành thị lớn, sự tăng giá thanh toán bình quân là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường ngành FMCG tại khu vực nông thôn.

tổng quan ngành hàng

NGÀNH HÀNG TIÊU BIỂU

Mặc dù có một số thời điểm khó khăn dưới tác động của đại dịch COVID-19, đồ uống giải khát tiêu dùng trong nhà đang phục hồi vô cùng mạnh mẽ trong Q2/2022 và đặc biệt là có mức chi tiêu cao hơn nhiều so với thời điểm trước khi có COVID.

Trong đó, nước trái cây, trà pha sẵn và nước tăng lực là những ngành hàng có kết quả kinh doanh tốt nhất trong 3 năm trở lại đây.

Đây là một tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và nước giải khát để phục hồi và phát triển sau các giai đoạn vô cùng khó khăn, tuy nhiên cũng cần phải nắm bắt “insight” người tiêu dùng một cách nhanh chóng để tung ra các sản phẩm phù hợp 

tiêu điểm ngành hàng

TIÊU ĐIỂM KÊNH PHÂN PHỐI

Hai kênh mua sắm mới nổi là trực tuyến và siêu thị mini tiếp tục củng cố vị thế của mình tại cả hai thị trường thành thị và nông thôn trong Q2 năm 2022 lên đến 2 chữ số

tiêu điểm kênh phân phối

Qua 2 biểu đồ trên, có thể thấy được người tiêu dùng trong ngành FMCG đang hướng tới sự tiện lợi và nhanh chóng trong mua sắm với hai kênh mua sắm Online và ministore tiếp tục củng cố vị thế của mình ở cả thị trường thành phố và nông thôn tại Q2/2022

Mặc dù chỉ hiện tại chỉ chiếm 7% trong thị trường bán lẻ, tuy nhiên sự phát triển hiện tại thì kênh mua sắm online hứa hẹn sẽ trở thành một trong những kênh mua sắm chính trong tương lai.

Ngoài ra, “nền kinh tế trong hẻm” vẫn sẽ là kênh chiếm thị phần lớn nhất với lần lượt 53%, 75% tại hai thị trường 4 thành phố trọng điểm và vùng nông thôn. Đây vẫn sẽ là một miếng bánh lớn của các doanh nghiệp tiếp tục khai thác và phát triển trong nhiều năm tới

Để có thể thích ứng và phát triển cả 2 kênh mua sắm quan trọng trên thì tiếp tục vận hành theo phương pháp truyền thống sẽ là một bước lùi trong thời kì bùng nổ công nghệ số như hiện nay, và một giải pháp công nghệ như bonbon shop sẽ là bước tiến lớn trong chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp trong ngành FMCG.

TIÊU ĐIỂM NGƯỜI TIÊU DÙNG

Hơn 75% giá trị của ngành FMCG được đóng góp bởi Thực phẩm tươi.

Có tới 51% hộ gia đình mua gạo có thương hiệu và 18% mua thịt có thương hiệu từ đó cho thấy cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm tươi sống chuyển sang xây dựng thương hiệu để truyền tải giá trị cho khách hàng của họ.

spotlight

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG NGÀNH  FMCG?

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững thị phần của ngành FMCG, các doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống mà cần có sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ để đưa ra những chính sách linh hoạt và phù hợp hơn, khuyến khích khách hàng thúc đẩy hành vi mua sắm, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.

Và sản phẩm bonbon shop sẽ là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo của các doanh nghiệp để nâng cao vị thế và gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Giải pháp bonbon shop sẽ mang đến cho doanh nghiệp khả năng xây dựng, tạo kết nối trực tiếp với tiểu thương 24/7, phản ứng nhanh chóng với những yêu cầu/phản hồi thị trường, mở rộng độ phủ của sản phẩm nhanh chóng.

Để hiểu rõ hơn về giải pháp bonbon shop, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được giải đáp những thắc mắc

Bài viết được dựa trên số liệu của “An integrated update of Vietnam FMCG market Q2 2022” được thực hiện Kantar Worldpanel tại 4 thành phố trọng điểm (Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Năng và Cần Thơ) cùng với đó là các vùng nông thôn tại Việt Nam

Tải về báo cáo phiên bản đầy đủ TẠI ĐÂY

Đọc thệm: Kantar – FMCG Monitor Q1/2022: Người tiêu dùng đang “thắt chặt hầu bao” trong ngành hàng FMCG

DEMO MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI TẠI DOANH NGHIỆP